Cách Hồ Gươm - trung tâm Thủ đô chừng 3 km, đi sâu vào khu dân cư [replacer_a] phía đông Hồ Thanh Nhàn dễ dàng bắt gặp những căn nhà chắp vá, siêu vẹo và tạm bợ. Không phải người dân không có đủ tiền để cải tạo chỗ ở cho đàng hoàng mà nguyên nhân chính là do họ không được cấp phép xây dựng nên phải chọn giải pháp “làm nhà chui” bởi đất nằm trong quy hoạch. Câu chuyện về những hộ dân sống trong khu vực quy hoạch như ở Thanh Nhàn không phải là hiếm, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội và Tp.HCM. Và theo quy định thì toàn bộ khu vực này sẽ không được cấp sổ đỏ cũng như giấy phép xây dựng nhà mặc dù đây là đất thổ cư được truyền từ đời này qua đời khác.


Bình thường, việc xin cấp phép xây dựng ở khu vực được phép cấp đã là khó bởi thủ tục chồng thủ tục thì với đất trong quy hoạch là không thể. Trong khi đó, có những dự án nằm trong quy hoạch đến hàng chục năm nhưng giờ vẫn chưa được thực hiện thì cái khổ mà người dân đang phải gánh chịu càng lớn. Sống trên khu đất này từ những năm 1960, ông Nguyễn Văn Thăng cho biết căn nhà đang ở rất dột nát mặc dù qua 5 lần sửa chữa. bởi vậy, cũng như nhiều người dân trong khu vực này, ông Thăng chỉ mong được xây dựng lại ngôi nhà trên mảnh đất của mình một cách “hợp pháp”.

Nằm trong khu vực quy hoạch phía Đông công viên Tuổi trẻ (Hà Nội) - bà Nguyễn Thị Hồi – khu dân cư [replacer_a] bức xúc: “quy hoạch này “treo” chúng tôi hơn 50 năm này rồi khiến người dân sống không ra sống. Hiện các thế hệ trong gia đình lần lượt trưởng thành và cùng chung sống tại đây theo cấp số nhân lên đã tới còn số hàng chục nhân khẩu. Bởi vậy, người có đất thì muốn chia cho con cháu để xây nhà mà ở cho đàng hoàng, rộng rãi. Nhà nào đất chật thì cũng muốn xây nhiều tầng để có đủ chỗ ở. Thế nhưng, để xin sửa chữa và xây dựng nhà ngay trên mảnh đất của mình là điều vô cùng khó khăn bởi hàng loạt đơn từ, cam kết... mà tất cả chỉ vì đất của mình nằm trong quy hoạch. Nhà nào có điều kiện và “quan hệ” thì cũng có thể xây lên tầng nhưng cũng phải chấp nhận mất khá nhiều tiền” - bà Hồi chia sẻ.

Sau khi báo NTNN đăng bài “Mua nhà chung cư của Vicoland: Dân bỗng dưng… ôm nợ”, Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng và phát triển nhà Vicoland (Công ty Vicoland) đã có văn bản giải trình gửi: UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế, Sở Xây dựng tỉnh và các hộ dân mua nhà thu nhập thấp của doanh nghiệp này tại Khu đô thị An Vân Dương, TP.Huế. Trong bản giải trình, Công ty Vicoland khẳng định việc thi công các căn hộ thu nhập thấp đảm bảo đúng thiết kế và “do ảnh hưởng của bão số 11.2013, mưa, gió, bão to kéo dài nên việc thấm là khó tránh khỏi”.

Vậy nhưng, theo nhiều hộ mua nhà, khi họ dọn đến ở, chỉ cần có mưa nặng hạt là nhà đã bị thấm dột nghiêm trọng chứ không phải đến khi có cơn bão số 11 mới xảy ra tình trạng trên. Vì không được khắc phục kịp thời nên khi có ảnh hưởng của bão, tình trạng thấm dột càng nghiêm trọng, nước tràn vào nhà như trút. Về việc hàng loạt hộ dân mua nhà ở khu B phản ánh việc chủ đầu tư không hoàn thiện nhà theo đúng hợp đồng, văn bản của công ty nói “đang yêu cầu nhà thầu tích cực thi công và hoàn chỉnh”. Nhiều hộ mua nhà nói họ đã nhiều lần đề nghị chủ đầu tư hoàn thành công trình nhưng Công ty Vicoland chỉ hứa suông, nên họ phải tự hoàn thiện nhà hoặc chấp nhận cảnh sống tạm bợ.

Trong giải trình của mình, Công ty Vicoland tiếp tục khẳng định việc hàng loạt người mua nhà vô cớ bị doanh nghiệp này biến thành con nợ là do sự… nhầm lẫn của bộ phận kế toán. Tiếp xúc với phóng viên, nhiều người vô cớ nhận được giấy báo nợ tỏ thái độ hết sức bất bình. Những người này cho rằng, trước đây, khi họ thắc mắc về giấy báo nợ thì công ty nói là để lừa ngân hàng nhằm vay vốn, nay lại nói là do kế toán nhầm lẫn, điều này đã thể hiện sự bất nhất của Công ty Vicoland.

Theo Công ty Vicoland, việc doanh nghiệp này chưa bồi thường chậm trễ bàn giao nhà cho khách hàng là do giá bán căn hộ trong hợp đồng là tạm tính, còn giá bán chính thức sẽ được quyết toán với UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế. Công ty này cho rằng, khi hoàn thành quyết toán sẽ bồi thường thỏa đáng cho những hộ dân nhận nhà chậm. Tuy nhiên, nhiều người mua nhà khẳng định giải trình này đã thể hiện sự bất nhất của Công ty Vicoland, bởi hợp đồng mua bán nhà giữa họ với công ty không nói giá của căn hộ là giá tạm tính và cũng không nói công ty sẽ bồi thường cho khách hàng sau khi hoàn thành quyết toán với tỉnh.