Thị trường bất động sản nhà ở hiện nay không lo “thiếu tiền” bởi Bộ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định, “xài” hết gói 30.000 tỷ này sẽ có gói khác tương tự. Trao đổi với BizLIVE về giải pháp thúc đẩy giải ngân gói tín dụng hỗ trợ [replacer_a] và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, gói 30.000 tỷ là gói hỗ trợ cho vay đối với lĩnh vực xây dựng và mua nhà ở với lãi suất thấp và thời gian kéo dài hàng chục năm chứ không phải một vài năm.


Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng cho biết thêm, nếu giải ngân hết gói tín dụng này sẽ có gói khác tương tự, còn nếu không hết thì số tiền này cũng luân chuyển trong hệ thống ngân hàng chứ không phải để riêng ra thành đống tiền “chết”. Đối với người vay mua nhà, Bộ trưởng Dũng nhắc lại Nghị định 188/2013/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội cũng quy định các ngân hàng thương mại dành ra 3% dư nợ tín dụng cho người dân vay mua nhà với lãi suất ưu đãi. Liên quan đến vấn đề quản lý các công trình xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết Luật Xây dựng (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 13 sắp tới sẽ điều chỉnh theo hướng phân biệt rõ các nguồn vốn khác nhau để đề ra phương thức quản lý khác nhau.

“Chẳng hạn, vốn nhà nước cần phải quản lý một cách chặt chẽ, đặc biệt là quản lý về chi phí để chống thất thoát lãng phí. Còn các nguồn vốn khác thì chúng ta tập trung quản lý công trình dự án [replacer_a] có đúng quy hoạch không, có đảm bảo chất lượng mà ảnh hưởng đến cộng đồng không”, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nói. Ngoài ra, tổ chức thành lập các ban quản lý chuyên ngành hoặc khu vực để một ban quản lý có thể quản lý nhiều dự án, hoặc một ban quản lý có thể quản lý một khu vực mà có nhiều công trình xây dựng. Các ban quản lý này vừa tập trung được đội ngũ có đủ năng lực, đồng thời cũng tồn tại lâu dài và có trách nhiệm lâu dài đối với công trình xây dựng mà mình quản lý.

Điều này sẽ khắc phục tình trạng lập ra ban quản lý theo từng công trình và sẽ giải thể khi quá trình xây dựng kết thúc. Đến khi công trình gặp sự cố hoặc xảy ra vấn đề cần quan tâm thì hồ sơ công trình không còn, người quản lý trước đây luân chuyển sang làm việc khác sẽ gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý. Cũng liên quan đến chất lượng công trình xây dựng, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, cần phải nâng cao trách nhiệm của nhà thầu, đơn vị thi công; đồng thời, Bộ Xây dựng khuyến khích hình thức bảo hiểm công trình. Theo Bộ Xây dựng, việc mua bảo hiểm công trình là cần thiết và Bộ cũng đang nghiên cứu đề xuất những công trình bắt buộc phải mua bảo hiểm.

Chủ trương phát triển TP. HCM đa cực, phi tập trung hóa đã được lãnh đạo Thành phố đưa ra từ nhiều năm nay. Trên tinh thần đó, TP. HCM cùng với các địa phương lân cận sẽ phát triển các đô thị vệ tinh ven TP. HCM. Tuy nhiên, đến thời điểm này, các đô thị vệ tinh vẫn chưa có gì rõ nét, thậm chí, có nơi kêu gọi gần 10 năm nay vẫn chưa thu hút được nhà đầu tư. Xây dựng khu đô thị Tây Bắc là chủ trương lớn của TP. HCM trong quá trình phát triển đô thị. Đơn cử, siêu Dự án đô thị Đại học Quốc tế (VIUT) của Tập đoàn Berjaya (Malaysia) được cấp phép ngày 1/7/2007 với tổng mức đầu tư 3,5 tỷ USD, là dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại TP. HCM từ trước đến nay, nhưng đến giờ phần lớn vẫn chỉ trên giấy.

Đã có một số ý kiến đề xuất, thay vì mở rộng tuyến đường hiện hữu, Thành phố nên xây dựng tuyến đường trên cao, hoặc tuyến xe điện một đường ray và triển khai bằng hình thức BT (xây dựng chuyển giao) theo phương thức đổi đất lấy hạ tầng. Tuy nhiên, phương thức này chỉ khả thi với những nơi đất đai có giá, còn vùng đất mới khó thu hút nhà đầu tư. Vì vậy, chính quyền phải ứng trước xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm tạo ra hiệu ứng cạnh tranh, sau đó thu hồi lại vốn qua giá thuê đất.

Đây được xem như một trong những đô thị vệ tinh quan trọng của Thành phố trong quá trình phát triển đa cực, nhằm mục tiêu giãn dân, cũng như giảm khoảng cách chênh lệch giữa các khu vực. Chuỗi phát triển đô thị này kéo dài từ Củ Chi đến Hóc Môn, tập trung phát triển các cụm dân cư, làng đại học, dịch vụ y tế, vui chơi giải trí… Thời gian qua, nhiều dự án đã được cấp phép, nhưng sau đó, nhà đầu tư thu hẹp dự án, thậm chí có nhà đầu tư xin trả lại dự án.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng giám đốc Berjaya Việt Nam cho biết, quy mô dự án hơn 900 héc-ta, nhưng nay, Tập đoàn chỉ có thể triển khai trước 200 héc-ta, làm theo hình thức cuốn chiếu, chủ yếu xây dựng các khu tái định cư, còn đô thị đại học vẫn chưa tính tới. Hiện tình hình còn rất khó khăn, nếu Berjaya đổ tiền vào đây mà không khai thác được thì rất nguy hiểm. Cách đây 5 năm, CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. HCM (CII) cũng khởi công rầm rộ nhiều dự án khu dân cư tại khu đô thị Tây Bắc với tổng mức đầu tư hàng ngàn tỷ đồng. Tại lễ khởi công, đại diện chủ đầu tư phác họa hình ảnh một đô thị hiện đại sau khi các dự án này được đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên, mới đây, bà Nguyễn Mai Bảo Trâm, Phó tổng giám đốc CII cho biết, Công ty đã trả lại các dự án trên cho Thành phố, vì dự án nhằm mục đích tái định cư và bán cho cư dân đến sinh sống và làm việc tại khu đô thị Tây Bắc, nhưng “đầu ra” không có, nên phải dừng lại. Bà Trâm cũng thừa nhận, CII tốn khá nhiều tiền trong quá trình chuẩn bị đầu tư, nhưng dừng sớm còn hơn để kéo dài mà không biết khi nào mới về đến đích.