170 hộ gia đình ở thôn M6, xã Bình Tân, H. Tây Sơn (Bình Định) gần 20 năm qua canh tác, sản xuất trên những mảnh đất [replacer_a] không có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ - sổ đỏ). Vì sao như vậy? Ngược lại khoảng thời gian 1996, nước từ lòng hồ Thuận Ninh dâng cao gây ngập úng khu dân cư nên 80 hộ dân sinh sống ở xóm Quán và xóm Gò Bùi (thuộc thôn Thuận Ninh, xã Bình Tân, H. Tây Sơn) di chuyển tới thôn M6 (xã Bình Tân) định cư. Tính từ thời điểm sáp nhập thôn đến nay, hiện toàn thôn M6 có 211 hộ, cuộc sống kinh tế của các hộ gia đình có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, điều khiến đa số người dân nơi đây lo lắng, trăn trở là đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa xem xét cấp GCN QSDĐ đối với diện tích đất họ đang sử dụng vào mục đích đất ở và canh tác.


Chính việc chưa được cấp sổ đỏ khiến rất nhiều hộ gia đình gặp khó trong việc mua, bán hay chuyển nhượng phần đất họ đang sử dụng. Ngoài ra, nhiều hộ dân muốn vay ngân hàng để có vốn đầu tư làm ăn, phát triển kinh tế nhưng ngặt nỗi chưa có sổ đỏ dùng làm vật thế chấp nên phải “bó tay”. Đặc biệt hơn, nhiều hộ có con cái lập gia đình muốn ra ở riêng và xây dựng nhà mới nhưng cũng đành gác lại bởi chưa có sổ đỏ. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều gia đình 2-3 thế hệ cùng chen chúc trong một căn nhà chật chội, tù túng, khiến sinh hoạt hàng ngày gặp không ít trở ngại.

Bà Lê Thị Đới, một người dân ở thôn M6, cho biết: “Chấp hành chủ trương của Nhà nước, gia đình tui chuyển tới đây xây dựng nhà và ở tại dự án [replacer_a] đã gần mấy năm. Có điều lạ là, lâu nay tui chẳng nghe thôn, xã nói gì đến chuyện làm giấy tờ để được cấp sổ đỏ cả. Tui thắc mắc hỏi thì mấy ông cán bộ xã nói phải chờ quyết định của cấp trên. Có nhà cửa, đất đai mà chưa được cấp sổ đỏ thì chẳng khác nào ở trộm, ở lén”. Tiếp lời bà Đới, ông Đặng Xuân Trị phân trần: “Xét về thực tế thì nhà cửa, đất đai, vườn tược thuộc quyền sở hữu và sử dụng của người dân chúng tôi; nhưng về tính pháp lý thì chẳng có giấy tờ gì xác nhận hay chứng minh đó là tài sản ấy của mình. Nghịch lý này khiến bà con chúng tôi rất lo lắng, không thể yên tâm làm ăn, phát triển sản xuất”.

Theo ông Thân Văn Sang, Trưởng thôn M6, toàn thôn hiện có 211 hộ dân. Tuy nhiên, hiện mới có 41 hộ được ngành chức năng cấp sổ đỏ; còn 170 hộ dân xem như đang “ở lậu” trên đất do Nhà nước quản lý. Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân phản ứng vấn đề này rất gay gắt. Địa phương đã tiếp nhận và kiến nghị lên cấp trên nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. “Chúng tôi rất mong ngành chức năng sớm có biện pháp tháo gỡ để bà con được “An Cư lạc nghiệp”, ông Sang trăn trở. Còn ông Đỗ Văn Diện, Chủ tịch UBND xã Bình Tân cho hay: “Chúng tôi rất thấu hiểu tâm trạng lo lắng của bà con thôn M6; nhưng thú thật địa phương đành “lực bất tòng tâm” vì vượt quá thẩm quyền. Chúng tôi mong các cấp, các ngành xem xét giải quyết dứt điểm việc cấp GCN QSDĐ cho người dân”.

Liên quan vụ việc này, ông Nguyễn Chí Quang, Chánh văn phòng UBND H. Tây Sơn, cho biết: Do vướng Quyết định số 110/QĐ-UBND ngày 28-2-2008 và một số quyết định khác của UBND tỉnh Bình Định về phân cấp 3 loại rừng nên đến nay hầu hết các hộ gia đình ở thôn M6 vẫn chưa được cấp GCN QSDĐ. Để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ, UBND huyện đã lập tờ trình gửi UBND tỉnh về việc xin điều chỉnh, chuyển đổi quy hoạch 3 loại rừng tại một số diện tích đất rừng trên địa bàn huyện; trong đó có 92,22 ha đất rừng phòng hộ tại khoảnh 228 ở xã Bình Tân (diện tích nằm chủ yếu ở thôn M6). Hiện UBND H. Tây Sơn đang chờ câu trả lời từ ngành chức năng và UBND tỉnh để tiếp tục đưa ra hướng giải quyết.

Sản phẩm dành cho gói vốn này cũng còn hạn chế, do đó, cần phải mở rộng ra để tạo điều kiện tốt hơn cho những người có nhu cầu về nhà ở thực sự, vì nhu cầu về nhà ở hiện rất lớn. Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng, nhu cầu vốn của lĩnh vực này lớn, song lại khá rủi ro, nên phía ngân hàng phải hết sức thận trọng vì lo ngại nợ xấu gia tăng. Vì vậy, ngay cả với chủ đầu tư dự án xã hội cũng chưa hẳn dễ dàng vay được vốn để triển khai.

Phó thống đốc NHNN Nguyễn Phước Thanh cho rằng, các chương trình kích cầu bất động sản (BĐS) là cần thiết, phần nào khơi được dòng chảy tín dụng ở lĩnh vực này, nhưng chỉ góp phần làm ấm dần ở một phân khúc nhất định, chứ không thể kỳ vọng sẽ ngay tức khắc giúp cả thị trường bất động sản hồi phục. Đối với tín dụng BĐS, nếu nói về các gói chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, thì chỉ có gói 30.000 tỷ đồng, nhằm giúp người thu nhập thấp có nhà. Còn các gói tín dụng khác, chẳng hạn như 50.000 tỷ đồng, hay 70.000 tỷ đồng… là của các ngân hàng thương mại và chỉ là một biện pháp kỹ thuật để quản lý dòng tiền tốt hơn. Ngoài ra, các gói tín dụng BĐS mà các ngân hàng đẩy mạnh ra thị trường thời gian qua có tiến độ giải ngân khá chậm.