Đại diện các đơn vị quản lý [replacer_a] đường vành đai 1, vành đai 2 (TP.Hà Nội) lý giải nguyên nhân chậm tiến độ thực hiện các dự án này là do “vướng” kinh phí và chưa xong khu tái định cư để di dời các hộ dân. Ông Nguyễn Thế Bình, Phó giám đốc BQL dự án hạ tầng Tả Ngạn, đơn vị được giao làm chủ đầu tư dự án vành đai 1 đoạn Nguyễn Khoái - Ô Đông Mác cho biết: Đến thời điểm hiện tại mới chi trả, đền bù được cho 200 hộ dân trên địa bàn (trong số 710 hộ dân và 5 cơ quan cần di chuyển để thực hiện dự án). Vì tiến độ GPMB chậm, nên tiến độ dự án chỉ đạt được “mục tiêu phấn đấu” trong khi tiến độ GPMB phụ thuộc vào công tác triển khai của Q.Hai Bà Trưng.


Trên thực tế, đoạn tuyến Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái chỉ dài hơn nửa km, nhưng sau 8 năm thi công vẫn đang rất ì ạch. UBND TP.Hà Nội đã có chỉ đạo, yêu cầu Q.Hai Bà Trưng phải kết thúc công tác GPMB trong quý 2/2014. Ông Bùi Văn Hải, Trưởng ban GPMB Q.Hai Bà Trưng cho hay đã chuẩn bị về cơ bản các điều kiện để GPMB, di chuyển các hộ dân đến địa điểm tái định cư. Hiện công tác GPMB đang bắt đầu được triển khai, quận đã công khai phương án chi tiết đền bù, hỗ trợ đất cho khoảng 200 hộ dân, còn các hộ còn lại vẫn chưa có phương án cụ thể. Để làm được điều đó “cần phải có lộ trình, kế hoạch”.

Liên quan đến tiến độ triển khai dự án [replacer_a] đường vành đai 2, ông Nguyễn Văn Việt, Phó giám đốc BQL các dự án trọng điểm TP.Hà Nội cho biết, diện tích GPMB vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng rộng hơn 108.000 m2 qua 6 phường thuộc 2 quận Thanh Xuân, Đống Đa, số hộ dân nằm trong chỉ giới GPMB là 620 hộ. Việc điều tra khảo sát và thực hiện chi trả GPMB đã được tiến hành từ giữa năm 2012, nhưng đến thời điểm này, Q.Thanh Xuân mới chi trả tiền, thu hồi mặt bằng được 87 hộ, 8 cơ quan, vẫn còn 81 hộ do vướng kinh phí chi trả. Theo tiến độ áp xuống của UBND TP, Q.Thanh Xuân sẽ phải cơ bản hoàn thành công tác GPMB trong tháng 5.2014 (tiếp tục chậm so với dự kiến trước đó 2 tháng).

Đáng nói, Q.Đống Đa số hộ dân GPMB là 454 hộ nhưng mới phê duyệt được phương án… 12 hộ dân, 27 cơ quan, mới chi trả tiền thu hồi mặt bằng được 6 hộ dân, 17 cơ quan. Theo ông Việt, tiến độ GPMB vẫn phải phụ thuộc vào Q.Đống Đa, trong khi tiến độ thực hiện đang rất chậm do vướng kinh phí và khu tái định cư chưa xây dựng xong. Trong khi đó, UBND TP.Hà Nội yêu cầu trong quý 2/2014 phải GPMB xong.

Đáng lưu ý, trong số 336 dự án trên, có 157 dự án với tổng diện tích 624,56 ha không sử dụng đất trong 12 tháng liền kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa hoặc sử dụng đất sai mục đích, cho thuê, chuyển nhượng trái phép…; 53 dự án chậm tiến độ 24 tháng so với dự án đầu tư được duyệt; 107 dự án chậm nghĩa vụ tài chính với số tiền 2.343,492 tỷ đồng; 35 dự án vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Cùng với đó, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã tiến hành thanh tra, kết luận đối với 1.004 dự án do Ủy ban Nhân dân cấp huyện cho các hộ gia đình, cá nhân thuê đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, xử lý vi phạm theo quy định. Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo, đối với trường hợp cố tình vi phạm, các trường hợp đã gia hạn thời gian sử dụng đất và đã được cơ quan chức năng nhắc nhở nhiều lần nhưng không khắc phục vi phạm, chưa triển khai thực hiện dự án, thành phố cương quyết thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho rằng, ngoài nguyên nhân khách quan về cơ chế chính sách, thiếu quỹ nhà tái định cư, điều chỉnh lại quy hoạch, phần lớn các dự án có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai đều do năng lực thực hiện của chủ đầu tư còn hạn chế, thiếu vốn để triển khai dự án. Tuy nhiên, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng thẳng thắn thừa nhận, công tác kiểm tra, thanh tra của sở, ngành và địa phương cũng chưa thường xuyên, việc xử lý các vi phạm của các cấp chính quyền chưa nghiêm, thiếu quyết liệt xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà soát, phân loại trên, Ủy ban Nhân dân thành phố đã giao các sở, ngành chức năng, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã khẩn trương kiểm tra, thanh tra và đề xuất xử lý đối với từng dự án, báo cáo thành phố quyết định cụ thể. Ủy ban Nhân dân thành phố đã giao Sở Tài chính cùng Cục Thuế Hà Nội kiểm tra, kết luận đối với 107 dự án chậm nộp nghĩa vụ tài chính về đất đai, có biện pháp xử lý triệt để và đề xuất biện pháp xử lý đối với các trường hợp vượt thẩm quyền.