Thật may mắn là chỉ vài giờ sau khi điều này xảy ra, nạn nhân đã được "phục hồi danh dự".


Trên Thị trường game di động, sao chép và bị sao chép là câu chuyện không hồi kết giữa những người thực sự làm game bằng trí óc của mình và những kẻ thích đánh cắp thành quả lao động của người khác. Hai nhà phát triển hệ điều hành di động lớn nhất thế giới là apple (với App Store) và google (với Google Play) tỏ ra cố gắng chống lại việc đánh cắp ý tưởng này bằng những đợt “càn quét” các tựa game clone, nhưng chỉ mới ngày 5/5 vừa qua, một tình huống dở khóc dở cười đã xảy ra với Google Store khi họ nhầm lẫn nạn nhân với thủ phạm. <iframe allowfullscreen="" frameborder="0" height="175" src="//www.youtube.com/embed/Hn4rGS9PZms"></iframe> So sánh giữa threes (trái) và 2048 (phải). Cụ thể, Threes, tựa game thiên tài của nhà thiết kế Asher Vollmer và studio Sirvo là nạn nhân của sự nhầm lẫn này. Trò chơi bị gỡ bỏ khỏi Google Store sau 14 tháng ra mắt và Asher chỉ nhận được dòng thông báo bằng tin nhắn tự động từ một trong những bot của Google. Lý do của việc gỡ bỏ game khỏi Google Store là vì trong số các từ khóa của mình, Threes có sử dụng “2048”, cái tên của một tựa game vốn khá nổi tiếng tại Việt Nam hồi năm ngoái. 2048 là sản phẩm của Ketchapp, một studio chuyên vay mượn ý tưởng từ các tựa game thành công như Threes hoặc monument valley để tạo nên những sản phẩm miễn phí và nhồi nhét hàng đống quảng cáo vào đó để trục lợi, và cho đến lúc này 2048 vẫn nằm trên cửa hàng của Google một cách an toàn. Trong Threes, bạn cần tạo ra những số chia hết cho 3. Asher cho biết cách hoạt động của cửa hàng Google và Apple là hoàn toàn khác nhau, và điều này dẫn đến tình huống của Threes là khá phổ biến trên các ứng dụng Android. Nếu như Apple bỏ ra vài tuần để điều tra, xem xét một ứng dụng iOS trước khi đưa nó lên cửa hàng của mình thì Google cho phép bạn đưa ứng dụng của mình lên ngay lập tức, và sau đó những bot (thuật ngữ cho các đoạn mã hoặc phần mềm) “tuần tra” cửa hàng của Google sẽ tìm kiếm những từ khóa trùng lặp để quyết định đâu là tựa game ăn theo và tự động gỡ bỏ chúng. Trong trường hợp của Threes, các bot Google đã nhầm lẫn và dẫn đến sự cố trên. Thật may mắn là chỉ vài giờ sau khi điều này xảy ra, Threes đã trở lại với cửa hàng google play một cách an toàn. Bạn có nhận ra đâu là bản chính và đâu là bản sao? Theo Asher, Threes là sản phẩm của 14 tháng làm việc với khoảng... 500 email trao đổi giữa ông và họa sĩ Greg Vohlvend, trong khi những tựa game ăn theo chỉ mất có 21 ngày để xuất hiện sau khi Threes chính thức ra mắt. Những tựa game ăn theo luôn là miễn phí trong khi Threes có giá 1.99 USD (khoảng 40.000 đồng), nhưng bù lại bạn sẽ không phải xem những quảng cáo khó chịu chiếm đầy các cạnh màn hình trong Threes. Điều đáng buồn nhưng không đáng ngạc nhiên là Threes chỉ được cài đặt khoảng nửa triệu lần, trong khi 2048 có số lần cài đặt nhiều gấp 100 lần so với “bản chính”. Tin game mới nhất của làng game mobile thế giới sẽ liên tục được đăng tải tại ******* Phạm Lê



04-05-2015Britney Spears nối gót Kim Kardashian làm game mobile


25-04-20155 điểm khác biệt khiến game thủ mobile “tự tin” hơn game thủ PC


06-05-2015LMHT: Tướng mới Ekko sắp ra mắt?

















Theo *******

View more random threads: