Cái thời không có smartphone, không có Internet,... nhưng vẫn có những món đồ công nghệ gắn liềnvới kí ức của một thế hệ.

Thế giới Công nghệ đã trải qua những bước phát triển thần tốc trong nhiều năm qua, đến mức mà những món đồ được xem là "đỉnh cao công nghệ" một thời cũng dần biến mất vào quá khứ. Với những người trẻ thì việc không biết đến những món đồ Công nghệ cũ cũng chẳng có gì lạ, thế nhưng chúng là những đoạn hồi ức đẹp với những thế hệ 8x, 9x đời đầu. Thuở ấy, chẳng có smartphone, cũng chẳng có Internet, nhưng vẫn có những món đồ công nghệ luôn được ao ước.
Hãy cùng chúng tôi điểm qua những món đồ công nghệ vang bóng một thời. Nếu bạn còn nhớ đến chúng, chắc hẳn bạn đã có một tuổi thơ vô cùng tuyệt vời.
1. Đĩa mềm
Đĩa mềm (Floppy Disk ) là loại đĩa lưu dữ liệu đời đầu, khi mà máy tính chỉ vừa mới bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam. Những chiếc đĩa hình vuông này có dung lượng khoảng từ 720KB đến 2,88 MB để chứa dữ liệu. Con số này quả thật quá bé so với như cầu dữ liệu ngày nay, nhưng thuở đó chúng là thứ duy nhất giúp bạn lưu trữ những file Word hay những bản hệ điều hành để khởi động trên nền tảng DOS. Những chiếc đĩa này thực sự là một món đồ công nghệ quan trọng nhất trong những năm 90 của thế kỷ trước.
[IMG]http://statis.*******/images/upload/2015/11/28/59_53X1R2g1xc_congnghe1.jpg?w=680[/IMG]
Trải qua thời gian, những chiếc đĩa mềm nhiều màu sắc dần bị thay thế bởi các loại đĩa CD, DVD và sau đó là USB, thẻ nhớ dung lượng lớn. Ngày nay thì kể cả khi bạn có được một chiếc mềm, việc tìm được một ổ đọc đĩa tương ứng để sử dụng nó cũng là điều không hề đơn giản. Do đó những chiếc đĩa mềm giờ đây mang giá trị sưu tầm và kỷ niệm nhiều hơn là sử dụng trong giới công nghệ.
2. Chuột bi
Những bạn trẻ ngày nay đã qua quen thuộc với khái niệm chuột quang, chuột laser đến mức gần như mặc định đã gọi là chuột thì chúng đều như thế. Thế nhưng khi mà những bộ máy tính lần đầu xuất hiện tại Việt Nam, loại chuột duy nhất được biết đến là chuột bi (phổ biến nhất lúc bấy giờ là của hãng Mitsumi và COMPAQ). Chúng sử dụng một viên bi lớn ở dưới đáy để ghi nhận những chuyển động của người dùng và truyền nó lại cho máy tính.
[IMG]http://statis.*******/images/upload/2015/11/28/59_oZOb4O4oqf_congnghe2.jpg?w=680[/IMG]
Bạn còn nhớ thứ này chứ?
Kỷ niệm về những con chuột bi này có lẽ không thể nào phai với những thế hệ đã từng được dùng nó. Do viên bi là thứ quan trọng bậc nhất của con chuột, không ít lần người viết đã bị chúng bạn trêu chọc bằng cách... mở chuột ra và lấy mất viên bi. Thậm chí, những quán game thời đầu tại Việt Nam cũng vô cùng nhức nhối với tính trạng khách hàng "tiện tay" tháo viên bi của chuột trong quán sau khi chơi game.
3. Bàn phím Mitsumi
Cùng với chuột bi, những chiếc bàn phím Mitsumi là thiết bị ngoại vi không thể thiếu với những chiếc máy tính thế hệ trước. Sở dĩ lại là Mitsumi mà không phải hãng khác là bởi bộ đôi chuột bi - bàn phím Mitsumi gần như là tiêu chuẩn dành cho những chiếc máy tính khi chúng xuất hiện ở Việt Nam trong những năm 1990. Những chiếc bàn phím trắng, có rãnh ở trên (được biết với mã KFK - EA4XT) là một biểu tượng thực sự với những người dùng máy tính thời bấy giờ bởi giá thành rẻ mà độ bền cực cao và chất lượng ở mức tốt.

Bàn phím Mitsumi KFK - EA4XT huyền thoại
Ở thời điểm cực thịnh của Mitsumi, phải đến hơn 90% số máy tính ở Việt Nam sử dụng những chiếc bàn phím của hãng này. Tuy nhiên, sau đó hãng này lại bán thương hiệu cho một công ty khác của Trung Quốc, từ đó bàn phím Mitsumi trở thành thứ "hàng chợ" chất lượng xa sút, độ bền giảm đáng kể và nhanh chóng biến mất khỏi Thị trường khi các thương hiệu khác cũng đánh vào thị trường bàn phím phổ thông. Chỉ còn những người thuộc thế hệ 9x trở về trước mới có thể biết đến sự tồn tại của nó.
4. TV đen trắng
Là một trong những món đồ công nghệ giá trị nhất trong những năm 1990, những chiếc TV đen trắng có thể xem là cả một gia tài thực sự. Thuở ấy, cả một khu tập thể nhiều khi cũng chỉ có vài chiếc TV đen trắng, đến nỗi mà tối tối là lũ trẻ đều tụ tập trước màn hình đen trắng ấy để "xem vô tuyến". Đó là những kỷ niệm không thể nào quên với một thế hệ người Việt.
[IMG]http://statis.*******/images/upload/2015/11/28/59_KfNk5yuIwi_congnghe4.jpg?w=680[/IMG]
Đây từng là cả gia tài...
Với giá trị khoảng 5-7 chỉ vàng ở thời điểm đó (quy theo tỷ giá hiện nay thì nó vào khoảng 16-23 triệu VND), không khó hiểu khi không phải nhà nào cũng có điều kiện để mua một chiếc về cho gia đình mình. Vậy nên mỗi chiếc TV đen trắng xuất hiện là niềm vui không nhỏ của những cô bé, cậu bé thời bấy giờ.
5. Đầu băng Video
Nhắc đến những chiếc TV cũ mà không nhắc đến những đầu băng video thì quả thật là một thiếu sót lớn. Cũng giống những chiếc TV thời bấy giờ, những đầu băng video có giá trị rất lớn (vài chỉ vàng) nên không phải nhà nào cũng có điều kiện để mua sắm. Đi cùng những đầu băng video này đương nhiên là những băng video có kích thước khá lớn dùng để lưu phim ảnh, âm nhạc,...

Làm sao quên những tiếng xoành xoạch mỗi khi đầu nuốt băng...
Kỷ niệm với những băng video có lẽ vẫn còn vương vấn trong một thế hệ người Việt. Khi đó những cửa hàng cho thuê băng video có khá nhiều, và nội dung thì có đủ cả: từ phim chưởng Tây Tàu cho đến ca nhạc, hài,... Mức giá thuê thời đó vào khoảng 1 - 2.000 đồng một ngày. Với những người đã từng được dùng những chiếc đầu băng video này, tiếng "xoành xoạch" mỗi khi đầu nuốt băng có lẽ là kỷ niệm không thể nào quên.

6. Máy chơi game NES
Những chiếc máy chơi game console được ưa chuộng thời kì ấy chính là máy chơi game NES, hay còn được truyền tụng lại là "máy game 4 nút" hay "điện tử băng". Những chiếc máy này là ký ức không thể nào phai với những Game thủ trong suốt một thời gian dài. Những lần trốn học đi chơi game, những lần nhịn ăn sáng để cùng chúng bạn ra quán, những lần bị phụ huynh bắt gặp để rồi bị đánh no đòn.
[IMG]http://statis.*******/images/upload/2015/11/28/59_axivuHeOfk_congnghe6.jpg?w=680[/IMG]
Với tuổi thơ của tôi, đây là một điều kỳ diệu
Chính từ những chiếc máy như vậy, những truyền kì về Mario, Contra, Ninja cứu mẹ, Battle City,... đã ra đời và cuốn hút đam mê của không biết bao thế hệ người Việt. Những mã cheat huyền thoại, những lần phá đảo game thần sầu chắc chắn là kỷ niệm mà chúng ta không thể nào quên.
7. Tamagotchi - Gà ảo
Không thực sự nổi tiếng trên toàn thế giới hay có ảnh hưởng như máy chơi game NES, những con "Gà ảo" - Tamagotchi là một quãng kí ức vô cùng đẹp với một thế hệ học trò. Xuất hiện ở Việt Nam và thực sự bùng nổ trong những năm 2002-2006, những chiếc máy "nhỏ nhỏ xinh xinh" cho phép người chơi nuôi một con thú trong đó, chăm sóc nó hàng ngày và nhìn chúng trưởng thành.
[IMG]http://statis.*******/images/upload/2015/11/28/59_rwS9VpTmTI_congnghe7.jpg?w=680[/IMG]
Bạn từng chơi thứ này rồi chứ?
Dẫu rằng không thể giúp người chơi kết nối và thi đấu với nhau như trong bộ truyện nổi tiếng Vua trò chơi, những chiếc máy Tamagotchi vẫn nằm trong danh sách những món đồ chơi được mê nhất tuổi học trò của thế hệ 8x-9x.
8. Máy chơi game cầm tay E.999
Thường được gọi với cái tên Máy chơi game xếp hình hay Brick Game, E.999 thực sự là một món đồ chơi ao ước một thời của các cô bé, cậu bé. Chỉ có một vài trò chơi vô cùng đơn giản như Tetris (xếp hình) hay đua xe, thế nhưng chừng đó là quá đủ đối với đame mê "chơi điện tử" thời bấy giờ. Có lẽ không ít người vẫn còn nhớ kỷ niệm giấu bố mẹ chơi chiếc máy này vào mỗi giờ ngủ trưa, để rồi khóc lóc van xin khi bị tịch thu nó và cấm chơi.
[IMG]http://statis.*******/images/upload/2015/11/28/59_DqvagxLcX7_congnghe8.jpg?w=680[/IMG]
Đây là một huyền thoại thực sự!
Dù không quá nhỏ gọn và đẹp mắt như những chiếc máy chơi game hiện đại, E.999 đủ tuyệt vời để những đứa trẻ đem đến lớp như một món đồ chơi thời thượng để... lấy oai với lũ bạn đồng trang lứa. Chiếc máy này cũng góp phần làm nên tên tuổi của trò chơi xếp hình trong kí ức của một thế hệ.
9. Máy tính chip Pentium với SD RAM
Ngày nay, người ta thường nhắc nhiều đến những con chip Core i mạnh mẽ của Intel hay những thanh RAM chuẩn DDR3 DDR4 đầy mạnh mẽ. Thế nhưng những chiếc máy tính mạnh mẽ nhất ngày xưa là những chiếc máy được trang bị chip Pentium của Intel (có tốc độ xử lý khoảng 350 Mhz - Pentium 2) với SDRAM dung lượng vài trăm MB (thuở đó RAM 256 MB đã là cực kì kinh khủng).
[IMG]http://statis.*******/images/upload/2015/11/28/59_demo.jpg?w=680[/IMG]
Một cỗ máy tính đặc trưng của những năm 90 thể kỷ trước (không tính các phụ kiện khác)
Một chiếc máy tính "chuẩn chỉnh" thời bấy giờ có nghĩa là bạn phải cắm vô số thứ vào Main: Card mạng, Card âm thanh, Card màn hình,... Những cỗ máy ấy là kỷ niệm của những gia đình may mắn sở hữu chúng ở thời điểm đó, khi mà tối tối bố dùng để soạn văn bản còn những đứa con thì chăm chăm chờ bố làm xong việc để chơi... Line 98.
10. Máy nghe đĩa Sony CD-Walkman
Sony Walkman là một dòng máy tên tuổi của Sony trên thị trường máy nghe nhạc. Vào những năm 1990 của thế kỷ trước, một anh chàng "sành điệu" chắc chắn không thể thiếu một chiếc CD-Walkman ở bên hông mỗi khi ra ngoài. Là những chiếc máy đọc đĩa nhỏ gọn, CD-Walkman đã thực sự tạo nên một cơn sốt trên thị trường thiết bị điện tử thời bấy giờ.
[IMG]http://statis.*******/images/upload/2015/11/28/59_FRfMwtvaiS_congnghe10.jpg?w=680[/IMG]
Mãi cho đến khi thời đại của CD bị lụy tàn và những chiếc CD-Walkman bị thay thế bằng những máy nghe nhạc Mp3, Mp4 nhỏ gọn, người ta mới lãng quên dần những chiếc máy tròn tròn nổi đình nổi đám này. Giờ đây, việc tìm và sở hữu một chiếc CD-Walkman là một điều không hề dễ dàng.
11. USB 1.1
Ngày nay, bạn có thể dễ dàng mua những chiếc USB 3.0 có dung lượng 8G, 16GB với cái giá rẻ rề ở các siêu thị điện máy. Những con số này quả thật là không thể tưởng tượng nổi nếu so với những chiếc USB của thể hệ cũ, sử dụng chuẩn 1.1 với dung lượng chỉ khoảng 64 - 128 MB.
[IMG]http://statis.*******/images/upload/2015/11/28/59_xEUmsJZUFD_congnghe11.jpg?w=680[/IMG]
Thuở ấy, 128 MB đã là rất "khủng" rồi
Do kích thước giới hạn, hầu hết những chiếc USB này chỉ được sử dụng để lưu những bản nhạc MP3 yêu thích. Khi đó chẳng có smartphone, cũng chẳng có thiết bị chơi nhạc hiện đại như bây giờ. Vậy nên những chiếc USB này là "tài sản" cực kỳ quý giá cho những cô nhóc, cậu nhóc yêu âm nhạc để mở chúng lên mỗi khi đi học về.
Theo Tri Thức Trẻ







Theo *******