Hầu hết các dòng loa karaoke truyền thống đều được trang bị bộ phân tần (crossover), để đảm bảo rằng mỗi củ loa chỉ hoạt động trong khoảng tần số phù hợp mà chúng được thiết kế. Tuy nhiên, không phải người dùng nào cũng có kiến thức và hiểu rõ về linh kiện này. Vậy, phân tần là gì? Có những loại nào? Hãy cùng tôi tìm hiểu ngay đây.


Khái niệm Crossover là gì?

Crossover là bộ phân tần âm thanh ra loa là phân chia các đoạn tần số ra nhiều khúc, mỗi khúc cho 1 loa con làm việc.

Mạch phân tần là một thiết bị trong hệ thống âm thanh, với mục đích chuyển tải đúng dải tần mong muốn tới củ loa tương ứng.

Bộ phân tần crossover là một tổ hợp các mạch lọc tín hiệu điện thụ động. Trước hết ta quan niệm một bộ phân tần đơn giản nhất gồm các tụ điện, điện trở và cuộn các cuộn cảm

Công dụng của phân tần(Crossover) đối với loa karaoke

Bảo vệ củ loa hạn chế cháy loa trung và treble vì Crossover giúp hạn chế được tần số thấp, dòng điện lớn đi vào loa

Giúp chất lượng âm thanh rõ ràng và tách bạch hơn. Chẳng hạn như một dàn đồng ca, mọi người cùng hát, cùng 1 đoạn nhạc mà người thì giọng cao, người thì giọng thấp, người hát to, người hát bé.

Hơn nữa nhiều người cùng hát một đoạn nhạc thì không thể nào khớp nhịp với nhau hoàn toàn, kiểu gì cũng có chênh lệch gây nên ồn ào. Nếu không có phân tần (Crossover), mà để 3 loa đấu song song, cho làm việc như nhau. Nhưng khi có bộ phân tần thì như một bài hát với nhiều người hát nhưng khi ra loa thì tiếng hát mỗi người một đoạn không lẫn với nhau

Phân tần có những loại nào?

Phần tần gồm có 2 loại chính, là phân tần chủ động (Crossover Active) và phân tần thụ động (Crossover Passive)

1. Loại Crossover Passive (Phân tần thụ động)

Được tích hợp sẵn trong các dòng loa, Crossover Passive không cần nguồn điện trợ lực, không cần chỉnh gì cả. Bộ phân tần thụ động thường lắp bên trong các thùng loa, do đó tất cả những gì người ta phải làm là chọn một ampli thích hợp về công suất, trở kháng… để phối ghép với loa sao cho hợp lý.

Ưu điểm Crossover Passive
Tiện dụng vì người sử dụng không phải can thiệp vào chúng, đáng tin cậy, và trong phần lớn các trường hợp chúng có giá thành khá hợp lý, ít nhất là cho các hệ thống có công suất nhỏ hoặc trung bình.

Nhược điểm Crossover Passive

Khi hoạt động ở công suất lớn, các thành phần của bộ phân tần thụ động trở nên cồng kềnh và đắt tiền do chúng phải tải dòng điện thế lớn hơn.

Cần phải có amply công suất lớn hơn công suất của hệ thống loa vì bộ phân tần thụ động hấp thụ một phần công suất của amply thay vì được chuyển toàn bộ đến loa

2. Loại Crossover Active (Phân tần chủ động)

Là thiết bị được sản xuất chuyên phân tần số cho hệ thống loa: cần một nguồn điện cấp thêm, nhưng có sử dụng rất linh hoạt, cho phép cân chỉnh tần số, nén, … Khác với phân tần thụ động, bộ phân tần chủ động chia tách dải tần trước khi chuyển sang các ampli.

Ưu điểm Crossover Active

Bộ phân tần chủ động giúp giảm nguy cơ gây hư hỏng cho loa treble. Trong trường hợp amply hoạt động ở ngưỡng xảy ra hiện tượng “clipping” (là trường hợp tín hiệu ra lớn hơn mức tối đa mà amply kiểm soát được)

Với bộ phân tần chủ động, do nằm trước amply nên các phần quá tải của phần bass sẽ vẫn được đưa sang amply của loa bass và đến loa bass. Loa mid và loa treble vẫn nhận được tín hiệu “sạch” từ các amply của chúng.

Vì mạch phân tần chủ động chỉ làm việc ở mức tín hiệu audio nhỏ, các mạch lọc được xây dựng và sử dụng bằng các mạch điện tử tích cực thông thường tương tự được sử dụng trong các bộ lọc tần số equalizer (vốn cho phép có được sự linh động hơn rất nhiều trong thiết kế).

Như vậy, thay vì phải tiêu phí năng lượng để chỉnh tín hiệu ra loa theo củ loa có độ nhạy thấp nhất, tín hiệu ra của Crossover Active có thể được điều chỉnh để có được sự cân bằng tốt nhất giữa các củ loa.

Điều này giúp các nhà thiết kế lựa chọn củ loa dễ dàng hơn cũng như thiết kế được các mạch lọc có độ dốc cao hơn nên làm giảm được lượng tín hiệu ngoài giới hạn tần số hoạt động mà từng củ loa thường phải đảm nhận.

Nhược điểm Crossover Active

Do mức tín hiệu dòng điện trong giai đoạn này không lớn nên phân tần chủ động (Crossover Active) không phải chịu mức năng lượng đáng kể, do vậy không cần các linh kiện lớn, cầu kì. Nhưng phải sử dụng các amply công suất cho mỗi khoảng tần số. Ví dụ: với hệ thống 3 đường tiếng ta cần 3 amply công suất riêng biệt.

Tại sao phải dùng phân tần?

Loa karaoke thường có cấu tạo 3 loa, 2 đường tiếng hoặc 3 đường tiếng, gồm có trầm, trung, cao, và mỗi củ loa sẽ đảm nhận từng dải tần khác nhau. Do đó, nếu không trang bị phân tần cho loa thì các củ loa sẽ không hoạt động đúng chức năng và dẫn đến hư hỏng gây cháy loa, đặc biệt là loa treble

Phân tần ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng âm thanh, để có chất âm hay nhất thì phân tần và loa phải đồng bộ với nhau. Nếu không, dải âm cho ra sẽ bị lệch pha, chất âm phát ra không được hay và có thể gây hư hỏng cho loa.

Hi vọng qua bài viết, quý khách đã có thêm những hiểu biết về phân tần loa, một linh kiện quan trọng để giúp mang lại chất âm chi tiết, rành mạch nhất giữa 3 dải đường tiếng. Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ tới số hotline của Hoàng Audio: 1900.0095 để được giải đáp cụ thể nhất.

Mua loa tham khảo tại: https://dankaraoke.com/loa-karaoke-gia-dinh-chinh-hang