Bom tấn Dragon Nest đã được đánh tiếng đưa về Việt Nam bởi nhà phát hành triệu đô VGG, đây có thể coi là một thông tin gây sốc với làng game Việt.

Sở dĩ coi đây là một tin sốc bởi trong bối cảnh hiện tại, số lượng các Game mobile được nhập về Việt Nam đang tỏ ra áp đảo so với các PC game chứ chưa nói gì đến một game client hầm hố như Dragon Nest. Đấy là chưa kể thời gian gần đây đã có liên tiếp hai game client phải đóng cửa là Võ Hồn 2 và Vua Bóng Rổ.
[IMG]http://statis.*******/images/upload/2015/12/04/53_XszJ4Qhyci_hinh2.jpg?w=680[/IMG]
VGG được mệnh danh là nhà phát hành triệu đô
Dẫu vậy Game thủ Việt vẫn nên cảm thấy vui mừng khi đại gia VGG đã chính thức giành quyền phát hành siêu phẩm Dragon Nest ở Việt Nam. Niềm vui này là hoàn toàn có cơ sở khi Dragon Nest vẫn được xem là một tựa game bom tấn thành công ở nhiều quốc gia, do những tên tuổi như Nexon, NHN, Shanda đứng ra phát hành.
Tuy nhiên, có vẻ như sự đánh tiếng của VGG không tạo ra một tiếng vang lớn như cái cách họ đã từng làm với Tiếu Ngạo Giang Hồ hay khi Cửu Âm Chân Kinh được mua về Việt Nam. Một phần có lẽ vì các game xuất xứ Hàn Quốc (ít nhất Dragon Nest vẫn được tạo ra bởi người Hàn) về Việt Nam luôn ít được chú ý hơn so với những người bạn đến từ Trung Quốc. Một phần cũng vì Dragon Nest là một tựa game đã khá luống tuổi, các server private ở Việt Nam của tựa game này vẫn hoạt động ổn định.
[IMG]http://statis.*******/images/upload/2015/12/04/53_mLjwf1mT2h_dragonnestchuavevietnamdacoserverlau .jpg?w=680[/IMG]
Server private Dragon Nest đã hoạt động ở Việt Nam từ lâu
Vậy Dragon Nest về Việt Nam có gì đáng bàn?
Game bom tấn vẫn chưa hết duyên với Việt Nam
Sau những Võ Lâm Truyền Kỳ 3D đóng cửa, ELOA về hụt hay Đại Chiến Titan ra đi lặng lẽ không kèn trống, các nhà phát hành Việt dường như đã hết niềm tin vào cái mác bom tấn. Đau đầu hơn nữa vẫn là lời nguyền khó giải game bom tấn xứ Hàn.
Còn nhớ những Priston Tale, MU Online, Cabal Online, Cửu Long Tranh Bá đều được gắn mác bom tấn khi về Việt Nam đã phải chịu lép vế như thế nào trước những game 2D Trung Quốc thời bấy giờ. Gần hơn có Chiến Binh Định Mệnh cũng đã phải khai tử sau một năm sống vật vờ ở làng game Việt.


Lối chơi của Dragon Nest có nhiều điểm đột phá
Trước những bánh xe đổ của người tiền nhiệm, Dragon Nest có gì khi cập bến Việt Nam?
Trước tiên, phải khẳng định rằng Dragon Nest là một MMORPG đầy lạ miệng đối với game thủ Việt. Không chỉ bởi đây là một game non-target có cơ chế chiến đấu đầy thử thách, mà còn nằm ở tính cân bằng cao (balance) không bị ảnh hưởng quá lớn bởi cash shop.
Điều đặc biệt hơn nữa là Eyedentity Games, nhà phát triển của Dragon Nest, đã được Shanda Games (Trung Quốc) thâu tóm vào năm 2010. Đây có thể xem là một tin vui đối với các nhà phát hành Việt Nam, bởi lẽ làm việc với đối tác Trung Quốc bao giờ cũng dễ dàng và thuận tiện hơn những người đồng nghiệp ở xứ sở kim chi.
Quan trọng hơn, bản thân nhà phát hành triệu đô VGG đã có quá thừa kinh nghiệm trong việc vận hành game client. Họ đã rút ra rất nhiều bài học kinh nghiệm sau khi đóng cửa Đấu Phá Thương Khung và duy trì bom tấn Tiếu Ngạo Giang Hồ đến giờ phút này.
Nhưng khó thâm nhập Thị trường
Bất cứ game client nào về Việt Nam mà không phải do VNG hay VED phát hành luôn phải đau đầu với bài toán cực kỳ khó giải là phòng máy. Cuộc chiến này còn đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết khi VNG và VED vẫn đang đối đầu nhau hết sức khốc liệt trong cuộc chiến giữa Gcafe và Gcafé.
Khi mà các chủ phòng máy vẫn không ngừng ca thán về tình trạng không ổn định của phần mềm quản lý phòng máy, việc một game client được triển khai cài đặt lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Chắc chắn Dragon Nest sẽ phải chờ đợi ít nhất là cho đến khi trận chiến này gần vãn hồi mới dám xuất trận.
[IMG]http://statis.*******/images/upload/2015/12/04/53_FCqI57ttWs_39875_55925_3150.jpg?w=680[/IMG]
Bom tấn ELOA đã từng về hụt Việt Nam, dù báo chí Hàn Quốc đã đưa tin rầm rộ về lễ ký kết hợp đồng
Còn ở phân khúc người dùng cá nhân (home user), bài toán đưa bộ cài hơn 6 GB đến tay người chơi còn trở nên khó khăn hơn nữa, khi mà tốc độ mạng luôn là một vấn đề nan giải.
Theo tính toán của một chuyên gia trong lĩnh vực marketing online, nếu tiếp cận người dùng cá nhân bằng các kênh quảng cáo như Google hay Facebook, số tiền mà VGG phải chi ra có thể lên tới hàng tỷ đồng.
[IMG]http://statis.*******/images/upload/2015/12/04/53_bcfJAoZA8o_gamekhungdragonnestsedovggphathanhta ivietnam2.jpg?w=680[/IMG]
Dragon Nest có thể thay đổi bộ mặt làng game Việt?
Với mức giá tự chạy để kiếm về một user chất lượng đối với game client hiện đang không rẻ hơn 25.000 VNĐ/user, trong khi tiền bản quyền của Dragon Nest khó có thể rẻ hơn con số 200.000 USD (gần 4.5 tỷ đồng), VGG sẽ phải bỏ ra chi phí marketing rất lớn để đảm bảo hòa vốn, ông cho biết thêm. Tuy nhiên, khi được hỏi về kỳ vọng thành công vào sản phẩm này, ông từ chối trả lời.
Dẫu sao, việc một tựa game khủng như Dragon Nest cập bến Việt Nam vẫn là một tin vui. Tuy nhiên, game thủ Việt không nên vui mừng quá sớm bởi bài học nhãn tiền ELOA vẫn hiển hiện trước mắt.
Phạm Lê







Theo *******