Nghiên cứu mới đây của các chuyên gia Thụy Điển đã khiến cho hình ảnh game trong mắt các vị phụ huynh trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều


Nghiên cứu mới đây của các chuyên gia Thụy Điển đã khiến cho hình ảnh game trong mắt các vị phụ huynh trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều. Dành một tiếng để làm bài tập hay chơi World of Warcraft? Không khó để đoán ra lựa chọn của những đứa trẻ sau khi kết thúc giờ học ở trường. Và tất nhiên điều này đã khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh cảm thấy không hài lòng với các nhà sản xuất game trên thế giới. Nhưng theo một nghiên cứu mới đây tại Thụy Điển đã chỉ ra rằng game không hoàn toàn xấu, thậm chí còn đem tới nhiều điều tích cực cho việc học tập khi giúp khả năng tiếng Anh của những cậu bé tiếp xúc với thế giới game (đặc biệt là game online) có sự tiến bộ rõ rệt. [IMG]http://statis.*******/images/upload/2015/07/10/1_game-online_tre-em-thuy-dien-hoc-tieng-anh-nho-game_110308.jpg?w=680[/IMG] Tại Thụy Điển, những đứa trẻ từ 10 đến 11 tuổi thường dành rất nhiều thời gian cho game online - các trò yêu cầu sử dụng tiếng Anh nhiều hơn tiếng mẹ đẻ. Trong một cuộc khảo sát với 76 đứa trẻ, có thể dễ dàng nhận thấy khả năng tiếng Anh của chúng đã được cải thiện đáng kể sau một thời gian ngắn chơi game và hoàn toàn vượt trội so với những đứa trẻ khác nói không với thế giới game. [IMG]http://statis.*******/images/upload/2015/07/10/2_game-online_tre-em-thuy-dien-hoc-tieng-anh-nho-game_110310.jpg?w=680[/IMG] Những đoạn hội thoại trong game sẽ giúp cho game thủ nâng cao khả năng tiếng Anh của mình Có khá nhiều sự khác biệt về giới tinh khi chơi game tại Thụy Điển. Trung bình, các cậu bé dành khoảng 11,5 tiếng mỗi tuần cho các hoạt động liên quan đến tiếng Anh, trong đó có 3,5 tiếng chơi game online. Các cô bé chỉ dành 5,1 tiếng, trong đó, game chiếm chỉ 0,4 tiếng mỗi tuần. Thậm chí, các cô bé lại dùng nhiều tiếng Thụy Điển hơn khi chơi game máy tính, vì các bé chủ yếu chơi trên Facebook. Thậm chí, những đứa trẻ tại Thụy Điển còn có hẳn một cuốn sổ tay riêng chuyên dùng để ghi chép những từ ngữ có trong game - một điều rất hiếm khi xảy ra đối với những môn học tại trường. Bên cạnh đó, với những tiếng lóng không phổ biến lắm như melt (tan chảy), roar (gầm rú), hide (núp), junk (phế phẩm)..., hầu hết những đứa trẻ từng chơi qua những tựa game nhập vai đều khá thành thạo những tiếng lóng này. [IMG]http://statis.*******/images/upload/2015/07/10/3_game-online_tre-em-thuy-dien-hoc-tieng-anh-nho-game_110311.jpg?w=680[/IMG] Sự kết nối giữa những người chơi đến từ khắp nơi trên thế giới cũng góp phần giúp cho vốn từ vựng của game thủ trở nên phong phú hơn Lý giải cho sự tác động tích cực từ game đến khả năng tiếng Anh của những đứa trẻ, các chuyên gia cho rằng: " Hầu hết các tựa game hiện nay đều lấy tiếng Anh làm chủ đạo, đặc biệt là với những tựa game online nhập vai, những đứa trẻ có thể tương tác với hàng ngàn người đến từ khắp nơi trên thế giới. Vậy nên nếu không muốn bị đơn độc trong thế giới game, chúng sẽ buộc phải trau dồi khả năng tiếng Anh của mình để có thể giao tiếp với những người chơi khác." Dựa vào phát hiện mới này, các chuyên gia đến từ Thụy Điển đã khuyến khích giáo viên nên tìm hiểu nhiều hơn về các hoạt động của học sinh sau giờ học. Việc biết thêm về những mối quan tâm của học sinh sẽ phần nào giúp cho giáo viên nâng cao động lực học tiếng Anh của các em khi ở trường. Mọi thông tin game mới nhất về làng game online thế giới sẽ được chúng tôi liên tục truyền tải đến quý độc giả trong những bài viết tiếp theo tại chuyên mục GAME ONLINE. Đức Tùng



03-07-2015Xuất hiện game online đầu tiên tại Việt Nam giải đề thi cho sĩ tử


01-07-2015Những cách bỏ game online hữu hiệu cho sĩ tử trong mùa thi


30-06-2015Lửa trại bập bùng trong game online - khơi dậy cảm xúc đam mê

















Theo *******

View more random threads: