Sự phát triển có quy mô của game lậu trong vài năm trở lại đây đang mở ra những nguy cơ tiềm ẩn với Thị trường game online Việt Nam.


Sự phát triển có quy mô của game lậu trong vài năm trở lại đây đang mở ra những nguy cơ tiềm ẩn với thị trường game online Việt Nam. game thủ Việt hẳn không còn xa lạ gì với khái niệm game lậu (private game) - thuật ngữ dùng để ám chỉ những tựa game không được cấp giấy phép phát hành tại Việt Nam và phải đặt các server "chui" ở nước ngoài để tránh sự giám sát của các cơ quan chức năng. MU "lậu" - ông tổ làng game lậu tại Việt Nam Tuy nhiên, ngược dòng thời gian về lại thời điểm cách đây hơn một thập kỷ trước, cái thuở mà nền Công nghệ Việt Nam vẫn còn đang ở thời kỳ sơ khai, thậm chí các hàng net xuất hiện cũng chỉ được đếm trên đầu ngón tay, game lậu đã trở thành một vị "khai quốc công thần" châm ngòi cho sự bùng nổ của mảng game online tại thị trường Việt Nam với những "huyền thoại" như MU Hà Nội, MU Cần Thơ hay MU Hải Phòng. Sự xuất hiện của game lậu đã khiến cho những game thủ của Việt Nam lúc bấy giờ chỉ quanh quẩn bên những Counter Strike hay StarCraft dần trở nên hứng thú hơn với "món ăn mới lạ" mang tên game online. Chiến binh trẻ trung VLTK cùng những người bạn đã khiến cho game "lậu" dần mất đi vị thế trước đó Sau sự xuất hiện của những tựa game online "chính thống" được cấp giấy phép phát hành tại Việt Nam, game lậu dần trở lại vị thế nguyên thủy của mình với kiểu "làm cho vui" và chỉ phục vụ cho một số ít game thủ còn đam mê với những tựa game "chính thống" đã đóng cửa hoặc những tựa game bom tấn chưa được mua về Việt Nam. Tuy nhiên, sau quãng thời gian "núp gió đợi bão", dưới bàn tay lèo lái của một số cá nhân và tổ chức có âm mưu mở rộng quy mô của loại hình phát hành game không hợp pháp này, game lậu đã dần bị biến chất và trở thành một "loạn thần tặc tử" đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của thị trường game online Việt Nam. Các tay làm game lậu "thế hệ mới" này tuy vẫn sử dụng cách thức cũ là lấy miễn phí hoặc mua source code của một số game (đa số đến từ Trung Quốc) với mức giá rẻ, nhưng phương pháp vận hành đã có phần quy mô, chuyên nghiệp và nguy hiểm hơn rất nhiều. Những tay làm game lậu này hầu hết đều có kiến thức khá vững trong ngành công nghiệp game, đồng thời thuê về những nhân sự có khả năng tổ chức và phát hành game không thua kém gì những nhà phát hành game "chính thống" khi đều sở hữu những trang chủ được bài trí bắt mắt, các chiến dịch truyền thông và quảng bá sản phẩm trên các trang mạng Xã hội khá chuyên nghiệp, đồng thời phương thức nạp thẻ trong game cũng "rất thật" khi có cả cổng thanh toán riêng. Về lâu về dài, việc game lậu ngày càng được chuyên nghiệp hóa và bành trướng như thế này sẽ khiến thị trường game online tại Việt Nam trở nên vô cùng bất ổn, nhất là đối với những nhà phát hành game có tuổi đời còn khá non trẻ. Bên cạnh việc phải cạnh tranh với những nhà phát hành lớn khác để gây dựng vị thế của mình, họ sẽ còn phải đối mặt với những mối đe dọa tiềm tàng đến từ game lậu, nhất là về vấn đề bản quyền sản phẩm. Bởi những nhà phát hành nhỏ này sẽ đều phải phát hành game theo cách truyền thống với các bước khá rối rắm từ xin giấy phép phát hành, Việt hóa cho tới chiến dịch quảng bá sản phẩm. Còn với game lậu thì khác, những người đứng sau vận hành chúng hoàn toàn có thể mua source code sản phẩm game của nhà phát hành "chính thống" kia tại các "chợ đen" Trung Quốc, Việt hóa qua loa, quảng bá rầm rộ với một cái tên mới và đưa vào vận hành mà không phải thông qua những bước đi truyền thống khá rối rắm. Và khi tựa game "xịn" được ra mắt sẽ rất khó để có thể thu hút được người chơi tại Việt Nam. Game lậu dù "lậu" vẫn hút nhiều game thủ Bên cạnh đó, với những game thủ Việt tham gia vào những tựa game lậu, được sẽ nhiều hơn mất bởi sẽ có không bất kỳ ràng buộc pháp lý nào giữa người chơi với những nhà phát hành "không chính thống" này. Game thủ có thể hả hê, vui sướng khi nhặt được vô số những món đồ hiếm, nạp thẻ với mức ưu đãi cao khi thao gia vào các tựa game lậu nhưng mà có gì đảm bảo cho sự lâu bền của niềm vui này khi mà chỉ sau một thời gian ngắn vận hành, các "bàn tay ma" phía sau hoàn toàn có thể đóng cửa máy chủ, ôm tiền và đầu tư sang những sản phẩm mới, mặc cho game thủ vẫn còn đang mơ hồ với những suy nghĩ trong đầu: "Ơ, sao mình không vào được game thế này?" Nhìn chung, với kiểu phát hành sặc mùi toan tính của các tựa game lậu hiện nay, nhà phát hành game và cộng đồng game thủ sẽ là những người phải chịu thiệt thòi nhiều nhất, kéo theo sự sụp độ của cả "triều đại" game online Việt Nam khi các nhà phát hành game "chính thống" không còn dám mạnh tay đầu tư nữa, game thủ buộc phải tháo chạy sang các tựa game nước ngoài để tìm đến sự an toàn, bình yên. Viễn cảnh này hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai gần, nếu như chúng ta - những game thủ chân chính không mạnh tay hành động, quyết tâm nói không với những tựa game không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hãy là những người tiêu dùng thông thái, chỉ tham gia vào những game của các nhà phát hành có uy tín, có địa chỉ cơ quan, thông tin rõ ràng để game lậu hết đất sống tại thị trường Việt Nam. Mọi thông tin game mới nhất về làng game online Việt Nam sẽ được chúng tôi liên tục truyền tải đến quý độc giả trong những bài viết tiếp theo tại chuyên mục GAME ONLINE. Đức Tùng



01-04-2015Cảnh báo: Thị trường game lậu đang ngày càng nguy hiểm


03-02-2015Sẽ tổng kiểm tra game lậu sau ngày 12/2


10-10-2014Game lậu hoành hành, doanh nghiệp Việt kêu cứu


24-06-2015Doanh nghiệp game đã được cấp giấy phép cung cấp game G1

















Theo *******