Nhiều game thủ đến thời điểm hiện tại chưa chắc đã phân biệt được Liên minh huyền thoại hay Đột kích đang sử dụng góc nhìn nào.


Nhiều game thủ đến thời điểm hiện tại chưa chắc đã phân biệt được liên minh huyền thoại hay Đột kích đang sử dụng góc nhìn nào. Bắt đầu từ đầu những năm 2000, video game đã ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn với nền đồ họa đẹp mắt hơn, nhiều thể loại, lối chơi hơn, cũng như những Công nghệ đang được áp dụng ngày càng đa dạng đến mức nhiều người chơi chưa chắc đã nắm hết được phần lý thuyết. [IMG]http://statis.*******/images/upload/2015/02/28/1_game-offline_goc-nhin-trong-game-va-nhung-dieu-ban-nen-biet_224222.jpg?w=680[/IMG] Ở phần một này, InfoGame sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về Camera và góc nhìn người chơi, đây thật sự là một vấn đề mà chắc hẳn đang có rất nhiều game thủ đang quan tâm, nhất là khi đến thời điểm hiện tại, nhiều game thủ nhỏ tuổi còn chưa phân biệt được đâu là góc nhìn chính của những tựa game đình đám trên Thị trường Đột kích, Liên minh huyền thoại, Tomb Raider,... Đầu tiên, hai góc nhìn phổ biển nhất, được sử dụng rộng rãi nhất từ trước đến nay trên thị trường chính là góc nhìn thứ nhất (First-Person Camera) và góc nhìn thứ ba (Third-Person Camera). 1. Góc nhìn thứ nhất​Đây là góc nhìn được áp dụng từ rất sớm, hầu hết được các nhà phát triển sử dụng chính cho các tựa game bắn súng (Hay còn gọi là FPS). Dưới con mắt của góc nhìn của người chơi, bạn sẽ có cảm giác như được chính mình trực tiếp trải nghiệm và tham gia trực tiếp vào những trận chiến khốc liệt trong các trò chơi bắn súng. [IMG]http://statis.*******/images/upload/2015/02/28/2_game-offline_goc-nhin-trong-game-va-nhung-dieu-ban-nen-biet_224224.jpg?w=680[/IMG] Trải qua một thời gian khá dài, góc nhìn thứ nhất này còn được nhiều Studio sử dụng rộng rãi hơn khi áp dụng vào các tựa game Stealth Action (Thief, Dishonored,...) hay RPG (Skyrim), và nó nhanh chóng trở thành cơn sốt khi hầu hết các tựa game này đều được game thủ đón nhận một cách hết sức nhiệt tình bởi góc nhìn và lối chơi mới lạ. Tuy nhiên, tuy mang tính đến tính trải nghiệm và thực tế cao hơn, nhưng góc nhìn người chơi ở FPC này rất hạn chế, điều này sẽ khiến bạn phải quay chuột, màn hình nhiều hơn để làm quen với môi trường trong game. Với nhiều game được gắn nhiều hình ảnh hay hiệu ứng phức tạp, một số người chơi sẽ cảm thấy khó chịu và buồn nôn sau khi trải nghiệm một thời gian dài. [IMG]http://statis.*******/images/upload/2015/02/28/3_game-offline_goc-nhin-trong-game-va-nhung-dieu-ban-nen-biet_224225.jpg?w=680[/IMG] Trải nghiệm game ở góc nhìn thứ nhất quả thật khó và thú vị hơn rất nhiều Một số tựa game góc nhìn thứ nhất đình đám trên thị trường : Dishonored, Far Cry 4, Call of Duty, Đột kích, Warface, Skyrim,... 2. Góc nhìn thứ 3​Không phải là mới, nhưng có thể nói khi đồ họa Game đã có sự cải tiến vượt bậc hơn trước, góc nhìn thứ 3 mới chính thức được nhiều game thủ thật sự ưa chuộng. Dĩ nhiên, chả ai lại muốn ngắm nhìn bối cảnh, môi trường xung quanh mình toàn là một đống Pixel được sắp xếp loạn xạ xấu xí. Góc nhìn thứ 3, bạn có thể hiểu đơn thuần là đặt Camera ở vị trí trước hoặc sau nhân vật chính trong game, cùng nhìn nhân vật của mình đi đến mọi nẻo đường và lần lượt hoàn thành các nhiệm vụ. [IMG]http://statis.*******/images/upload/2015/02/28/4_game-offline_goc-nhin-trong-game-va-nhung-dieu-ban-nen-biet_224330.jpg?w=680[/IMG] So với góc nhìn thứ nhất, góc nhìn thứ 3 có độ rộng nhiều hơn, người chơi có thể dễ dàng chiêm ngưỡng được hết những kỹ năng của nhân vật mình, trang bị vũ khí, Skin để tăng sức hấp dẫn, cũng như biết trước được bối cảnh xung quanh để dễ dành tránh né, đưa ra các tình huống xử trí kịp thời. Tuy nhiên, nó cũng khiến rất nhiều nhà phát triển phải đau đầu vì buộc phải đặt Camera sao cho hợp lý, khiến người chơi thoải mái và dễ dàng quan sát nhất có thể vì chỉ một vài sai lầm nhỏ về góc nhìn cũng khiến game nhận được một số điểm tồi tệ. [IMG]http://statis.*******/images/upload/2015/02/28/5_game-offline_goc-nhin-trong-game-va-nhung-dieu-ban-nen-biet_224228.jpg?w=680[/IMG] Góc nhìn thứ 3 này được sử dụng rộng rãi ở các tựa game phiêu lưu, bắn súng, RPG,...Một trong những nhà phát triển thành công nhất trong việc sử dụng góc nhìn này không ai khác ngoài Ubisoft, họ đã sử dụng rất tinh tế, biến những góc quay của nhân vật mình thành hoàn hảo nhất khiến nhiều người chơi cực kỳ hài lòng. Một số tựa game góc nhìn thứ 3 dình đám trên thị trường: Assassin's Creed, Tomb Raider, Resident Evil,... 3. Góc nhìn từ trên xuống Hay còn gọi là Top-Down Perspective, một khái niệm chắc hẳn cực kỳ lạ lẫm với nhiều người chơi, kể cả những game thủ lâu năm. Nhưng thực chất, đây có thể nói là một trong những “ông tổ” của các Camera hiện tại khi hầu hết những tựa game từ xưa đã sử dụng nó. Để giải thích một cách đơn giản nhất có thể, nó chỉ đơn thuần là một góc nhìn từ trên xuống xuống, bạn có thể quan sát toàn bộ một bề mặt hoặc đội quân của mình và điều khiển chúng một cách cực kỳ dễ dàng.
[IMG]http://statis.*******/images/upload/2015/02/28/6_game-offline_goc-nhin-trong-game-va-nhung-dieu-ban-nen-biet_224229.jpg?w=680[/IMG] Nói đến đây bạn sẽ nghĩ đến ngay những tựa game dàn trận, chiến thuật trên thị trường hiện tại. Song khái niệm này đến thời điểm hiện tại đã không còn được sử dụng rộng rãi do bị biến thể quá nhiều, hầu hết các tựa game có góc nhìn từ trên xuống bây giờ không còn bị gò bó như trước, bạn có thể dễ dàng kéo màn hình để thay đổi sang một góc nhìn khác dễ dàng hơn rất nhiều. Nhìn chung thì Top-Down Perspective chỉ phù hợp với những ai muốn trải nghiệm sử dụng nhiều đầu óc hơn, cần nhiều góc nhìn để đưa ra chiến thuật hợp lý hơn thôi chứ không hẳn được hầu hết các game thủ ưa chuộng. [IMG]http://statis.*******/images/upload/2015/02/28/7_game-offline_goc-nhin-trong-game-va-nhung-dieu-ban-nen-biet_224232.jpg?w=680[/IMG] Một số tựa game có góc nhìn từ trên xuống đình đám trên thị trường hiện tại tuy có bị biến thể ít nhiều nhưng không thể không kể đến Liên minh huyền thoại, Dota 2, Age of Empires, Total War, FIFA, PES... 4. Góc nhìn ngang Hay còn gọi với cái tên quen thuộc là Side Scrolling, cũng tương tự như Top-Down, game màn hình ngang đã gắn bó với nhiều game thủ Việt ngay từ khi còn mò mẫm trên hệ máy NES hay phổ biến hơn là Arcade (Điện tử cắc). Game màn hình ngang dễ chơi, phù hợp với nhiều đối tượng hơn từ nhỏ tuối đến cả những người đã đứng tuổi, hầu hết đều được thiết kế khá đơn giản và không yêu cầu nhiều kỹ thuật như góc nhìn thứ 3 hay thứ 1. [IMG]http://statis.*******/images/upload/2015/02/28/8_game-offline_goc-nhin-trong-game-va-nhung-dieu-ban-nen-biet_143110.jpg?w=680[/IMG] Hình ảnh quen thuộc này chắc hẳn đã gắn liền với tuổi thơ nhiều game thủ (Game: Cadillacs and Dinosaurs) Ở thị trường hiện tại, game màn hình ngang đang ngày càng trở lại và khẳng định về thế của mình hơn, chứng minh sức hấp dẫn không bao giờ dập tắt và khơi lại nhiều kỷ niệm cho người chơi khiến nhiều họ cực kỳ thích thú. Khỏi phải lấy ví dụ minh họa, khi nhắc đến game màn hình ngang chắc hẳn ai cũng nghĩ tới những tựa game song đấu hấp dẫn hay những trò chơi phiêu lưu nhỏ mà hay được thiết kế đơn giản nhưng ẩn chứa một cốt truyện sâu sắc. Ubisoft tuy không phải mạnh về mảng này, nhưng những tựa game gần đây của hãng đều gặt hái không ít thành công. [IMG]http://statis.*******/images/upload/2015/02/28/9_game-offline_goc-nhin-trong-game-va-nhung-dieu-ban-nen-biet_143112.jpg?w=680[/IMG] Một số tựa game có góc nhìn màn hình ngang đình đám trên thị trường hiện tại chắc chắn là những cái tên quen thuộc như Valiant Hearts: The Great War, Shank, Child of Light, Limbo, Dota Truyền Kỳ,... 5. Góc nhìn kết hợp Đây thực chất không phải là một khái niệm, nhiều tựa game hiện đại cho phép bạn có thể trải nghiệm game dưới một lúc 2 đến 3 góc nhìn khác nhau tùy theo sở thích của người chơi, diều này thực sự không mới mẻ nhưng rất thú vị và được nhiều game thủ yêu thích. [IMG]http://statis.*******/images/upload/2015/02/28/10_game-offline_goc-nhin-trong-game-va-nhung-dieu-ban-nen-biet_224233.jpg?w=680[/IMG] Một số tựa game có góc nhìn kết hợp: Hitman, Grand Theft Auto V, Skyrim, Deus Ex, Đột kích (Chế độ đua xe bắn súng)... Tất nhiên, đây cũng chỉ là những kiến thức hạn hẹp mà tác giả bài viết thu hoạch được từ những năm “chinh chiến” game từ trước đến nay của mình nên không thể tránh khỏi sai sót. Mọi thắc mắc, góp ý hay muốn tìm hiểu về bất kỳ tính năng nào trong game, bạn đọc có thể bình luận trực tiếp dưới bài viết này. Đinh Kiên



27-02-2015Dragon Ball Xenoverse – Game nhẹ mà hay dành cho giải trí cuối tuần


27-02-2015Life is Strange Episode 2 bất ngờ bị trì hoãn


27-02-2015Bethesda hé lộ DLC siêu kinh dị đầu tiên cho The Evil Within

















Theo *******